Quỹ đạo trong thiên văn học Quỹ_đạo

Trong thiên văn học, Johannes Kepler có ba định luật về hành tinh và chuyển động của chúng.

  • Định luật Kepler I hay còn gọi là định luật về quỹ đạo chuyển động của các hành tinh với nội dung: Mọi hành tinh đều chuyển động với quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, trong đó Mặt Trời nằm tại một tiêu điểm. Các hành tinh chuyển động với quỹ đạo nhờ lực hấp dẫn của Mặt Trời.
  • Định luật Kepler II hay định luật về tốc độ diện tích quét: Trong chuyển động của một hành tinh, vectơ bán kính từ Mặt Trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
  • Định luật kepler III hay định luật về chu kì chuyển động: Đối với các hành tinh khác nhau, bình phương chu kì quay của mỗi hành tinh luôn tỉ lệ với luỹ thừa bậc 3 của bán trục lớn (quỹ đạo) của hành tinh đó và bằng một hằng số. Định luật này được biểu diễn bằng công thức:

c = I 2 a 3 {\displaystyle c={\frac {I^{2}}{a^{3}}}} , trong đó I là chu kì quay của hành tinh, a là bán trục lớn của quỹ đạo chuyển động, c là hằng số.